HƯỚNG DẪN VỀ VIỆC HỖ TRỢ THÍ SINH KHUYẾT TẬT

 

Nhằm giúp Quý khách có sự hỗ trợ tốt nhất cho bài thi TOPIK được tổ chức bởi IIG Việt Nam, chúng tôi xin thông báo nội dung hướng dẫn về việc hỗ trợ thí sinh khuyết tật cụ thể như sau:

 

  1. Nếu thí sinh có thương tật tạm thời/vĩnh viễn có nhu cầu tham dự kỳ thi TOPIK, IIG Việt Nam có thể tạo điều kiện cho thí sinh tham dự thi.

 

  1. Quy trình yêu cầu hỗ trợ và hồ sơ cần thiết được tiến hành như sau:
  1. Thí sinh cần nộp đơn đăng ký hỗ trợ (định dạng file pdf; có chữ ký của thí sinh hoặc người giám hộ/ người đại diện) và hồ sơ chứng minh

Thời hạn tiếp nhận hồ sơ: Ngày đăng ký cuối cùng của kỳ thi.

Thí sinh gửi email tới địa chỉ: info@iigvietnam.edu.vn hoặc liên hệ hotline 1900 636 929 (trong giờ hành chính) để được hướng dẫn và hỗ trợ.

  1. Thí sinh có thể nộp 01 trong những giấy tờ sau làm hồ sơ chứng minh. Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp, IIG Vietnam có quyền yêu cầu bắt buộc giấy khám bệnh của đơn vị chuyên môn.
    • Bản gốc giấy khám bệnh của đơn vị chuyên môn (chấp nhận giấy khám bệnh được cấp bởi các bênh viện và phòng khám trong nước)
    • Bản sao Thẻ phúc lợi
    • Bản gốc chứng nhận thương tật
  1. Giấy khám bệnh cần đáp ứng các yêu cầu sau:
  • Được cấp trong vòng 02 năm kể từ ngày đóng cổng tiếp nhận đăng ký thi.
  • Ghi rõ nội dung thương tật, cấp độ thương tật, những việc không thể thực hiện trong kỳ thi do thương tật và hạng mục cần và không cần hỗ trợ trong kỳ thi.
  1. Với kỳ thi tổ chức trong nước, không chấp nhận giấy khám bệnh và chứng nhận thương tật được cấp bởi cơ quan nước ngoài. Tuy nhiên, vẫn chấp nhận các trường hợp hồ sơ được đóng dấu hợp pháp hóa lãnh sự hoặc đóng dấu apostille, hồ sơ này nếu có tiếng nước ngoài (ngoại trừ tiếng Anh) thì phải được dịch công chứng và nộp bản dịch.

 Công ước Apostille (Apostille Program, 2007. 7. 14.)

  1. Hình thức hỗ trợ theo từng loại và cấp độ thương tật được thực hiện như sau:

Loại thương tật/Cấp độ thương tật

Hình thức hỗ trợ nếu thí sinh đăng ký

Bất thường ở các chi

Chi trên

Người có cấp độ thương tật nặng

· Kéo dài 1.5 lần thời gian thi

· Có thể yêu cầu hỗ trợ viết

· Được mang theo trang thiết bị hỗ trợ

· Bố trí phòng thi riêng

Người có cấp độ thương tật nhẹ

· Kéo dài 1.5 lần thời gian thi

· Được mang theo trang thiết bị hỗ trợ

· Bố trí phòng thi riêng

Chi dưới

Người có cấp độ thương tật nặng hoặc nhẹ

· Được mang theo trang thiết bị hỗ trợ

· Bố trí phòng thi riêng

Tổn thương não

 

Người có cấp độ thương tật nặng

· Kéo dài 1.5 lần thời gian thi

· Có thể yêu cầu hỗ trợ viết

· Được phát đề thi phóng to, được mang theo trang thiết bị hỗ trợ

· Bố trí phòng thi riêng

Người có cấp độ thương tật nhẹ

· Kéo dài 1.5 lần thời gian thi

· Được phát đề thi phóng to, được mang theo trang thiết bị hỗ trợ

· Bố trí phòng thi riêng

Khiếm thị

Người có cấp độ thương tật nặng

· Kéo dài 1.7 lần thời gian thi

· Có thể yêu cầu hỗ trợ đọc, viết

· Được mang theo trang thiết bị hỗ trợ

· Bố trí phòng thi riêng

Người có cấp độ thương tật nhẹ

Người cần sử dụng chữ nổi có chứng nhận của đơn vị chuyên môn

· Kéo dài 1.7 lần thời gian thi

 Tuy nhiên để được hỗ trợ kéo dài thời gian thi, thí sinh cần phải nộp giấy chứng nhận tình trạng thương tật bao gồm các nội dung về việc sử dụng chữ nổi do các đơn vị đủ điều kiện chuyên môn về nhãn khoa cấp.

· Được phát đề thi phóng to, được mang theo trang thiết bị hỗ trợ

· Có thể yêu cầu hỗ trợ đọc, viết

· Bố trí phòng thi riêng

Người không cần sử dụng chữ nổi

· Không được kéo dài thời gian thi

· Được phát đề thi phóng to, được mang theo trang thiết bị hỗ trợ

· Có thể yêu cầu hỗ trợ viết

· Bố trí phòng thi riêng

Khiếm thính

Người có cấp độ thương tật nặng

· Có thể được cung cấp kịch bản bài thi nghe

Tuy nhiên để được hỗ trợ cung cấp kịch bản bài thi nghe, thí sinh cần phải nộp giấy chứng nhận tình trạng thương tật bao gồm các nội dung về việc cần cung cấp kịch bản nghe do các đơn vị đủ điều kiện chuyên môn về tai mũi họng cấp.

· Được cung cấp tài liệu dự thi bằng văn bản hoặc thông dịch viên ngôn ngữ ký hiệu

· Được mang theo trang thiết bị hỗ trợ

· Bố trí phòng thi riêng

Người có cấp độ thương tật nhẹ

· Được mang theo trang thiết bị hỗ trợ

· Bố trí phòng thi riêng

Khác

- Khuyết tật đặc biệt và đa thương tật

- Người gặp trở ngại lớn trong việc làm bài do thương tật tạm thời về thể chất

· Quyết định hỗ trợ sau khi kiểm tra mức độ thương tật thực tế

Phụ nữ có thai

· Điều chỉnh khoảng cách chỗ ngồi

· Cho phép sử dụng nhà vệ sinh trong thời gian thi

 Cần nộp giấy tờ chứng minh việc mang thai

Người cần sử dụng thiết bị y tế vì các bệnh cơ bản như tiểu đường, hen suyễn

• Mang theo thiết bị y tế

Tuy nhiên, thí sinh muốn nhận hỗ trợ tiện ích này cần nộp giấy khám bệnh có chứa nội dung chẩn đoán cần mang theo thiết bị y tế

Đơn vị tổ chức thi tiến hành kiểm tra mức độ nặng nhẹ của bệnh và quyết định

• Bố trí phòng thi riêng (trường hợp máy móc y tế phát ra tiếng ồn)

1) Người có ý định yêu cầu hỗ trợ cho thí sinh khuyết tật cần phải xác nhận loại và mức độ thương tật của mình dựa trên thông báo của Bộ Y Tế và Phúc lợi xã hội số 2022-167 – ‘Tiêu chí xác định mức độ khuyết tật’.

2) Việc sử dụng các thiết bị công nghệ hỗ trợ có thể bị hạn chế nếu các thiết bị này gây ảnh hưởng đến các thí sinh khác.

3) Các thí sinh sử dụng chữ nổi có thể yêu cầu hỗ trợ đọc viết.

4) Các thí sinh khuyết tật gặp khó khăn trong việc đánh dấu đáp án vào bài thi có thể yêu cầu hỗ trợ viết thay trong phòng thi đặc biệt.

5) Các thí sinh bị suy giảm khả năng vận động do khuyết tật về thể chất có thể yêu cầu hỗ trợ từ giám thị thứ hai.

6) Có thể cung cấp đề thi phóng to mức 122%. Tuy nhiên, các thí sinh sử dụng phương tiện phóng to sẽ không được cung cấp đề phóng to.

7) Ngoài các hình thức như kéo dài thời gian thi, bố trí giám thị viết thay, bố trí phòng thi riêng, hội đồng thi tiến hành hỗ trợ tối đa cho thí sinh tùy theo tình trạng thương tật.

 

 

  1. Thí sinh vui lòng tải xuống mẫu Đơn đăng ký hỗ trợ dành cho thí sinh khuyết tật tại đây.

 

Trân trọng thông báo,

Tổ chức Giáo dục IIG Việt Nam